Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Đường hỏng vì làm vô trách nhiệm!
Mỗi khi xảy ra tình trạng đường vừa làm xong đã hỏng, hình thức kỷ luật cho nhà thầu, chủ đầu tư chủ yếu chỉ là phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm... Phải chăng việc xử lý trách nhiệm cá nhân (cả hành chính lẫn hình sự) đều chưa thực thi nghiêm túc nên mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng?

 









Nếu làm đúng quy trình, đúng trách nhiệm thì rất khó xảy ra tình trạng hư hỏng mặt đường. Ảnh: Lê Anh

Vấn đề là con người


Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với mức đầu tư 34.000 tỉ đồng vừa thông xe chưa lâu đã xuất hiện nhiều hư hỏng trên mặt đường. Không những vậy, giờ đây dự án này còn phát hiện thêm gần 20 cây cầu bị thấm dột. Việc một tuyến đường cao tốc mới đưa vào hoạt động đã hỏng không phải là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Nếu nhìn lại các dự án đường cao tốc đã đưa vào khai thác trước đây thì hầu như các dự án đều gặp phải tình trạng hư hỏng khi sử dụng chưa lâu.


Đầu tiên là đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với mức đầu tư 20.000 tỉ đồng được đưa vào khai thác từ đầu tháng 1-2014, sau đó vài tháng, cao tốc này đã có hiện tượng lún 3-5 cen ti mét trên đoạn nối qua huyện Long Thành (Đồng Nai). Một tuyến cao tốc ở phía Bắc là Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng lún sau năm tháng thông xe, mặt đường đoạn qua xã Yên Hồng, huyện Ý Yên (Nam Định) bị hư hỏng nghiêm trọng. Còn cao tốc Nội Bài - Lào Cai chỉ sau ba ngày thông xe cũng xuất hiện tình trạng sụt lún và cả những vết nứt kéo dài.


Đây là câu chuyện không phải mới, song vẫn cứ lặp đi lặp lại ở nhiều dự án. Mỗi khi đường vừa đưa vào sử dụng đã hỏng, dư luận lên tiếng, chủ đầu tư các dự án đều báo cáo là làm đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn, rồi đến khâu nghiệm thu cũng được báo cáo là đủ tiêu chuẩn khai thác. Câu hỏi đặt ra vì sao một dự án qua bao nhiêu quy trình, bao nhiêu khâu thẩm định như vậy mà đường vừa làm xong đã hỏng. Phải chăng các quy trình hiện nay có vấn đề hay còn lỗ hổng nào về pháp lý mà tình trạng này vẫn liên tiếp xảy ra?


Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bày tỏ sự ngạc nhiên và khó hiểu khi một đường cao tốc đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vừa đi vào hoạt động đã hỏng. Ông Liêm chỉ ra rằng, trong thi công có nhật ký thi công, trong đó ghi chi tiết tổ nào làm, ai giám sát, hỏng chỗ nào xem nhật ký thi công sẽ ra. Trong thi công trách nhiệm là tổ trưởng, nhưng chỉ huy công trường cũng phải có giám sát chứ không thể chỉ tin hoàn toàn vào tổ trưởng. Phía chủ đầu tư cũng phải có người giám sát chứ không thể tin hết vào đơn vị thi công. Thậm chí bộ phận giám sát của bộ chủ quản cũng phải tham gia vì khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát thi công là rất quan trọng. Tiếp đến là thiết kế cũng phải có bộ phận giám sát để biết bên thi công có làm đúng thiết kế hay không. “Nếu làm đúng quy trình, đúng trách nhiệm thì rất khó xảy ra tình trạng hư hỏng mặt đường như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Vấn đề ở đây chính là yếu tố con người”, ông Liêm nói.


Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Cậy, giảng viên bộ môn đường bộ Đại học Giao thông Vận tải, cho biết các quy trình xây dựng cũng như văn bản pháp lý của Việt Nam đều đã tiệm cận với thế giới. Vấn đề còn lại là ở khâu thực hiện. Ở một số dự án do làm không đúng quy trình, tư vấn giám sát không thực hiện nghiêm nên mới xảy ra tình trạng đường vừa làm xong đã hỏng.


Giải pháp nào?









Trong thi công trách nhiệm là tổ trưởng, nhưng chỉ huy công trường cũng phải có giám sát chứ không thể chỉ tin hoàn toàn vào tổ trưởng. Phía chủ đầu tư cũng phải có người giám sát chứ không thể tin hết vào đơn vị thi công. Thậm chí bộ phận giám sát của bộ chủ quản cũng phải tham gia vì khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát thi công là rất quan trọng.



Từ các dự án hư hỏng đường cao tốc trước đây cho thấy, khi phát hiện sai phạm, hình thức kỷ luật đối với chủ đầu tư, nhà thầu hay giám sát chủ yếu chỉ là phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm... nên tình trạng gian lận, làm ẩu ở các công trình giao thông không hề giảm mà còn có dấu hiệu ngày càng tăng. Người dân có quyền đặt câu hỏi phải chăng việc xử lý trách nhiệm cá nhân (cả hành chính lẫn hình sự) đều chưa thực thi nghiêm túc nên mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng?


Một kỹ sư xây dựng (đề nghị không nêu tên) đã từng điều hành xây dựng một số dự án cầu đường lớn ở TPHCM nhận định, đa phần các dự án khi phát hiện hư hỏng, chủ đầu tư chỉ đề cập đến các nguyên nhân khách quan như do thời tiết, xe quá tải hay nền đất yếu. Một nguyên nhân rất quan trọng là do con người thì không được nhắc đến. “Lâu nay, mỗi khi tuyến đường nào hỏng nhà thầu lại mang xe đến vá là xong trách nhiệm. Đơn vị chủ đầu tư cũng không quyết liệt truy trách nhiệm nên mọi thứ lại đâu vào đó”, vị này chỉ ra nguyên nhân.


Theo vị kỹ sư này, để khắc phục được tình trạng đường vừa làm xong đã hỏng thì các cơ quan nhà nước, cụ thể là Bộ Giao thông Vận tải phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân. Ví dụ, đối với giám sát phải truy trách nhiệm người đứng đầu, sau đó đến nhân viên giám sát thi công đoạn đường đó. Khi quy trách nhiệm nếu nhận thấy có sự gian dối hoặc “bắt tay” để rút ruột công trình thì phải đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, trong các hợp đồng xây dựng cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định những vấn đề này. Thế nhưng, việc thực hiện chưa nghiêm nên mọi thứ vẫn lặp lại.


Hôm 26-10, thảo luận ở hội trường Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019, một lần nữa các đại biểu quốc hội bày tỏ sự lo ngại về vấn nạn thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, đặc biệt là thất thoát lãng phí ở các dự án giao thông.


Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu ra một số dự án giao thông điển hình như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đầu tư hơn 34.000 tỉ đồng vừa đưa vào khai thác đã hỏng; hay như dự án đường sắt Hà Đông - Cát Linh đội vốn hơn 18.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 mà đến nay vẫn chưa vận hành…


Dẫn số liệu từ kết quả kiểm toán, Bộ Giao thông Vận tải có 27/42 dự án phải điều chỉnh tăng vốn, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu lo rằng, cứ điều chỉnh vốn, chậm đưa vào sử dụng thì thất thoát, lãng phí sẽ là nhiều vô kể. “Cử tri đòi hỏi Chính phủ xử lý nghiêm những sai phạm này, nếu không tới đây Nhà nước giao Bộ Giao thông Vận tải xây dựng dự án sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc - Nam với vốn đầu tư cả trăm ngàn tỉ đồng thì thất thoát lớn là điều khó tránh”, ông Cầu nói. 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá khởi điểm khi đấu giá tài sản: Mức tiền đặt trước tối thiểu là 10%, tối đa là 20% (21-05-2024)
    Hôm nay Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước (21-05-2024)
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ai là đại gia? Ai là trọc phú? (30-10-2018)
    Cao tốc 34.000 tỷ thấm dột loang lổ: Mặt cầu thiếu rãnh dẫn nước (29-10-2018)
    8 năm chưa làm xong... 300m đường (28-10-2018)
    4 mạng người và những tắc trách “sát nhân” (26-10-2018)
    “Báo cáo của Chính phủ sẽ có tầm quan trọng khi có hai chữ Biển Đông” (26-10-2018)
    Đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng: “Tinh thần lập pháp” ở đâu? (25-10-2018)
    Cái ôtô và cái bệnh sĩ của người Việt (24-10-2018)
    Rừng Sóc Sơn thành biệt thự: Phận buồn người dân bán đất (23-10-2018)
    Nhà hát giao hưởng Vĩnh Phúc: Mở quán cafe để phụ thu (22-10-2018)
    Nhà hát Thủ Thiêm và vấn đề sự anh minh trong xác lập ưu tiên (20-10-2018)
    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm (19-10-2018)
    Tương lai nào cho nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm? (19-10-2018)
    Chủ tịch TP.HCM: Từ đáy lòng mình, tôi xin lỗi người dân Thủ Thiêm (17-10-2018)
    Cao tốc 34.000 tỷ đầy ổ gà: 4 năm đi tố sai phạm của lão nông (17-10-2018)
    Món nợ BT (16-10-2018)
    Đừng đổ cho nhân dân! (15-10-2018)
    Cao tốc hơn 34.000 tỷ hư hỏng: Lỗi do nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát (13-10-2018)
    ATM bị gài 10 quả mìn, sơ tán khẩn gần 1.000 công nhân (13-10-2018)
    Dự án Nhà hát 1500 tỷ tại Thủ Thiêm: Tiếng oan cho Nhà hát giao hưởng? (11-10-2018)
    Nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ (11-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153193564.